Không phải tự nhiên mà mình lại nhiệt tình ủng hộ nữ quyền. Vì bản thân mình đã và đang trải qua những bất công áp lên phụ nữ, dù vô tình hay cố ý. Những trải nghiệm cá nhân khiến mình nhìn nhận rõ những thiệt thòi mà phụ nữ gặp phải. Chính vì vậy, mình tự trau dồi, đọc nhiều hơn, học tập, nói chuyện, và viết. Mình không mong thay đổi được gender inequality vì đây là một hành trình dài hơi (có thể sẽ phải mất hơn một thế kỉ) và cần sự đồng lòng của toàn xã hội. Mình viết chỉ để nuôi dưỡng suy nghĩ của bản thân. 10 người đọc được blog này thì có thể sẽ lan tỏa đến 100 người khác. 1 người đọc được thì lan tỏa cho 10 người khác. Mình chỉ mong có thể tạo được impact trong circle của mình mà thôi!
Mình vẫn còn nhớ như in buổi họp Monthly Meeting ở một công ty châu Á mình từng làm việc. Một buổi họp với rất nhiều nam giới, từ managers cho đến 2 bác CCO (Giám Đốc Commercial), CFO (Giám đốc Tài chính).
Mình trình bày kết quả của một mini Market Research mình thực hiện và suggest cần cải thiện một số điểm, trong đó có suggestion cho phòng Sales. Khi mình còn chưa dứt câu, anh Sales Manager đã hét lên, vâng, là hét lên đó các bạn, bằng một giọng rõ to như quát thẳng vào mặt mình "Ai là người làm slide này?". Mình liền trả lời: "Là em làm! Có vấn đề gì không anh?". Anh Sales Manager tiếp tục "Em có biết em đang suggest cái gì không? Em chẳng biết cái gì hết?". Dù khá shock với phản ứng của anh đó, mình vẫn đáp lời bằng cách giải thích rõ hơn cách mình đã làm Research như thế nào để ảnh hiểu rõ hơn, tuy nhiên, mình sớm nhận ra anh chẳng thèm quan tâm tới một câu chữ nào của mình nói mà chỉ dán mắt vào đống hồ sơ trên bàn và tiếp tục làm công việc của anh ấy. Mình đã cảm thấy bị xúc phạm nặng nề vì anh đó không hề tôn trọng mình chút nào. Dù mình có cố gắng giải thích thế nào đi chăng nữa, anh Sales Manager vẫn cứ phớt lờ, cứ như mình không hề tồn tại trong mắt ảnh. Hết cách, mình ngước mắt lên nhìn chị sếp, nhưng chị cũng chỉ nhìn lại mình bằng ánh mắt xin lỗi và skip toàn bộ slide mình đã chuẩn bị. 2 chị em Marketing trong một phòng họp đầy những nam nhi Sales, Finance thì quả thực không dễ dàng chút nào. Và chị sếp mình cũng đã phải nhượng bộ!
Mình nhớ rõ cảm giác của mình lúc đó. Người mình nóng hầm lên, hơi run rẩy và mắt hơi ướt. Trong đầu mình vang lên câu hát của bài Speechless:
But I won't cry
And I won't start to crumble
Whenever they try
To shut me or cut me down
I won't be silenced
You can't keep me quiet
Won't tremble when you try it
All I know is I won't go speechless
Speechless
Let the storm in
I cannot be broken
No, I won't live unspoken
'Cause I know that I won't go speechless
Và mình tự nhủ rằng mình cũng không thể để bản thân bị "silenced", "I won't live unspoken". Mình không thể để chuyện này cứ thế mà trôi qua và tình trạng này có thể sẽ tiếp diễn trong những buổi họp tới. Mình phải làm gì đó! Cuối buổi họp hôm đó, mình đã đến gặp thẳng bác CCO và trình bày thẳng thắn vấn đề và sự bức xúc của mình. Mình trình bày một lần nữa bài Research và thể hiện sự bức xúc của mình trước thái độ thiếu tôn trọng của anh Sales Manager. Trước khi gặp bác CCO, mình biết rằng thẳng thắn như vầy sẽ có nguy cơ làm phật lòng bác. Nhưng mình vẫn quyết định nói ra cho bằng được, một là vì mình tin tưởng vào giá trị của bài Research đối với performance của công ty, hai là vì mình muốn cấp trên nhận ra thực trạng nữ nhân viên chưa thật sự được tôn trọng.
Sau một thời gian, mình đã đi một bước xa hơn, đó là trong buổi họp giữa bác tổng - CEO (Giám Đốc Điều Hành) và nhân viên các phòng ban, mình đã thẳng thắn nêu ra các bất cập từ chuyên môn, cách vận hành cho đến văn hóa. Mình đã trình bày rất rõ ràng, rành mạch và không hề e dè. Mình nghĩ rằng cùng lắm là trình bày xong, bác CEO sẽ trừng mắt nhìn mình, quát một hồi và xấu nhất là bị đuổi việc. Nhưng mình vẫn nói, vì mình muốn nói lên sự thật và let my voice heard! Đã có quá nhiều bất bình được thể hiện trong các cuộc nói chuyện giữa các nhân viên nhưng kỳ lạ thay chẳng ai dám nói ra các bất bình đó với Ban Giám Đốc. Không ai nói thì mình nói! Mình nghĩ rằng, nếu mình nói ra và được ghi nhận, thì sẽ có nhiều nhân viên khác cũng sẽ dám nói ra những góp ý của họ và thế là everybody's voice will be heard!
Trên đây là 1 ví dụ về 1 bất công mà phụ nữ có thể gặp phải ở môi trường công sở. Ngoài môi trường làm việc ra, thì phụ nữ còn gặp phải vô vàn những bất công khác trong đời sống hằng ngày. Đặc biệt đối với các phụ nữ không may mắn được tiếp cận giáo dục tốt, phải làm những công việc chân tay vất vả và thu nhập thấp, thì mình tin rằng những bất công họ đã và đang gặp phải còn tồi tệ hơn nhiều!
Nữ quyền đối với mình là đấu tranh cho những quyền lợi chính đáng cho phụ nữ! Nếu các bạn nghĩ nữ quyền là tước đi quyền lợi của đàn ông, là mối đe dọa đối với đàn ông, thì mình nghĩ các bạn nên nghĩ lại: quyền lợi được cho là của đàn ông đó ở đâu mà có? Phải chăng chính là do lấy đi từ người phụ nữ và nếp nghĩ phụ hệ mấy nghìn năm đã khiến đó trở thành quyền lợi hiển nhiên của đàn ông?
Câu nói bất hủ mở đầu cho Tuyên ngôn Độc lập Việt Nam được trích từ bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc". Phụ nữ đang chịu nhiều bất công khiến họ chưa được sống tự do, hạnh phúc như họ mong muốn. Nữ quyền chỉ là lấy lại những quyền lợi đó và trao lại cho phụ nữ mà thôi các bạn ạ!
Comments