Trưa nay mình mới nghe được 1 bài TED về Narcissism.
Trong đó có một số ý hay mình xin trích dẫn lại như sau:
- The psychological definition of narcissism is an inflated, grandiose self-image. To varying degrees, narcissists think they're better looking, smarter, and more important than other people, and that they deserve special treatment. Psychologists recognize two forms of narcissism as a personality trait: grandiose and vulnerable narcissism. There's also narcissistic personality disorder, a more extreme form
- So what causes narcissism?
-> Parents who put their child on a pedestal can foster grandiose narcissism. And cold, controlling parents can contribute to vulnerable narcissism.
-> Narcissism also seems to be higher in cultures that value individuality and self-promotion.
Câu cuối in đậm bên trên làm mình nhớ lại 1 trải nghiệm cá nhân. Đó là khi mình học năm nhất và thi vào 1 tổ chức sinh viên ở trường. Mình đã thi rớt và được nhận xét là "Em quá dominant!". Và thế là, suốt mấy năm trời (cho đến bây giờ vẫn vậy), mình vẫn luôn tâm niệm rằng cái tính thích dominant là không tốt và rằng cần phải biết hòa nhã hơn, hợp tác hơn, quan tâm mọi người hơn. Cũng vì cú shock thi rớt đó mà tính cách mình cũng đã thay đổi đáng kể. Đặc biệt là khi ra trường đi làm được vài năm, mình nhận ra bản thân thật nhỏ bé và chẳng bằng ai trong cái thế giới professional đầy những ngôi sao, và thế là chẳng còn dám nghĩ mình "superior", chẳng còn dám "dominant" nữa.
Nhưng cuộc sống đâu đơn giản như vậy. Hành trình thay đổi bản thân không phải một đường thẳng như mình vừa kể bên trên đâu!
Khi mình đi thực tập ở một công ty Mỹ, mình được nhận xét là hiền quá và cần aggressive hơn!
Khi mình đi làm ở một công ty Nhật, mình được nhận xét là hơi aggressive và cứng, cần nhẹ nhàng hơn với mọi người!
Khi mình đi làm ở một công ty Hàn, lúc đầu thì do mình hiền nên bị overwhelmed khi làm việc với các sếp phòng ban khác, sau mình cứng cựa lên thì được nhận xét là hơi dữ, nhẹ nhàng lại xíu.
Khi mình đi làm ở một công ty Đông Nam Á, thì sự straightforward, a bit aggressive của mình suýt nữa gây hiểu lầm là "thích challenge người khác".
Khi mình đi thi một cuộc thi Marketing, mình được nhận xét là cần sharp hơn, cần challenging hơn khi nói chuyện.
Khi mình đi học một lớp Marketing, mình challenge giảng viên thì được nhận xét là cần "tém" lại.
Khi mình phỏng vấn với trường ở Mỹ, sự ôn hòa của mình lại không được đánh giá cao. Khi mình phỏng vấn với trường Âu, sự hòa nhã, khiêm tốn và respectful của mình lại rất match với culture của họ.
v..v..
Tất cả những điều này làm mình nhận ra là: KHÔNG CÓ ĐÚNG SAI, CHỈ CÓ PHÙ HỢP!
Bạn mang nét tính cách này và bị từ chối vào một tập thể, tổ chức nào đó. Đừng buồn, chỉ là bạn không phù hợp với tập thể, tổ chức đó mà thôi.
Cách cư xử được cho là đúng đối với nơi này, có thể lại là không đúng đối với nơi khác.
Thái độ được tôn vinh ở nơi này, lại là điều đáng né tránh ở một nơi khác.
Cho nên, mình nghĩ là, quan trọng là mỗi chúng ta trải nghiệm thật nhiều để biết được những kỳ vọng khác nhau ở những nơi chốn khác nhau, để rồi tự rút ra đâu là nơi dành cho mình!
Nhưng, ngay cả những nơi tôn vinh những chuẩn mực khác với mình cũng có điều hay cho mình học hỏi. Dù rằng mình thích văn hóa Bắc Âu - khiêm tốn, tế nhị, hòa nhã nhưng mình vẫn open để hiểu tại sao văn hóa Mỹ lại đề cao cái tôi cá nhân? Individualism đâu hẳn là xấu! Mình học từ văn hóa Mỹ rằng cần biết tự tin vào bản thân và biết build & sell personal brand.
Chợt nhớ lại cách đây vài năm khi mình thi rớt, và chia sẻ câu chuyện với 1 bạn ngoài ngành. Bạn ấy đã nói rằng "Personality trait đó được đề cao trong tổ chức đó và sẽ chỉ phù hợp trong cái circle đó mà thôi". Lúc đó mới thi rớt nên mình chỉ không ngừng trách cứ bản thân, và không cảm được câu nói này, chỉ thấy rằng nói vậy cứ như ngụy biện cho thất bại. Nhưng bây giờ, sau khi đã trải nghiệm kha khá môi trường, mình đã hiểu là bạn ấy nói đúng! :D
P/S: Trong tình yêu cũng vậy các bạn ạ: không có ai đúng ai sai cả mà chỉ là không hợp nhau thôi! :)
Commentaires